Có những người không hề có bệnh, nhưng lại không thật sự khỏe, luôn có cảm giác mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng. Không bệnh, nhưng hay mệt có nguy hiểm không? Chúng ta hãy dành đôi chút thời gian để cùng tìm hiểu về nhóm đối tượng này và tìm giải pháp để cải thiện tình trạng sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.

 

khong co benh nhung luc nao cung met khac phuc nhu the nao

 

Theo chuyên gia La Nhân, Phó chủ tịch Hội Sức khỏe, Hiệp hội Y khoa Trung Quốc, có một thực tế là nhiều người chưa quan tâm thực sự tới sức khỏe cho đến khi họ có bệnh và phải tìm đến bác sĩ. Nghiên cứu của hội này cho thấy, tình trạng sức khỏe của chúng ta có thể chia thành ba nhóm chính sau đây.

- Thứ nhất là nhóm người có bệnh, chiếm khoảng 20%.
- Thứ hai là nhóm người không có bệnh hoặc rất khỏe mạnh, chiếm khoảng 10%.
- Thứ ba là nhóm đứng giữa nhóm bệnh tật và khỏe mạnh, tức là không khỏe không yếu, không có bệnh nhưng lại không hoàn toàn khỏe mạnh, chiếm từ 65-75%.

Đặc điểm của nhóm Thứ ba này là không có dấu hiệu bệnh lâm sàng một cách rõ ràng, vì thế họ không biết mình có bệnh. Hoặc kể cả khi có triệu chứng nhưng không quá đặc biệt, họ thường có thái độ chủ quan, không đi khám mặc dù cơ thể đang tiềm ẩn các rối loạn chức năng, sự mất cân bằng tâm lý, suy thoái cấu trúc cơ thể bên trong. Chúng ta hay nói rằng, tôi không có bệnh, nhưng tôi không được khỏe. Nếu những người ở nhóm Thứ ba không quyết liệt hơn trong việc chăm sóc bản thân, thì họ sẽ trở thành "ứng cử viên sáng giá" cho nhóm có bệnh.

Giải pháp thay đổi tình trạng "khỏe không ra khỏe, ốm không ra ốm" như sau:

* Nguyên tắc 1: Cá nhân tự chăm sóc sức khỏe và điều chỉnh thể chất

Tập trung vào các giải pháp cải thiện và rèn luyện sức khỏe, bằng cách tập thể dục, điều chỉnh chế độ ăn uống, cân bằng tâm lý, loại bỏ các yếu tố nguy cơ ngoài lề gây hại sức khỏe.

- Chế độ ăn uống hợp lý là phải đảm bảo độ cân bằng cả về lượng thức ăn và giá trị dinh dưỡng. Nên ăn sáng tốt, ăn trưa no và ăn tối ít hơn, ba bữa trong ngày, mỗi bữa đều nên ăn no khoảng 70-80% thì dừng lại. Nên cố gắng sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, giàu giá trị dinh dưỡng như tổ yến vì trong tổ yến có chứa khoảng 50% protein lành mạnh, không chứa chất béo nên rất tốt cho cơ thể, dễ tiêu hóa; ngoài ra tổ yến còn chứa 18 loại axit amin và 31 nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể, trong đó có những loại axit amin cơ thể không tự tổng hợp được. Giảm lượng dầu ăn, chế độ ăn uống thanh nhạt, không quá 6 gram muối mỗi ngày.

Ghi nhớ ngắn gọn về khẩu phần ăn uốn hợp lý trong câu chữ: có tinh có thô, không mặn không nhạt, ngày 3-5 bữa (tức là chia nhỏ các bữa ăn), no bảy tám phần. Ăn đủ 500g rau củ quả, uống đủ nước và sử dụng thực phẩm bổ dưỡng từ thiên nhiên.

- Phát triển các thói quen tập thể dục hàng ngày. Nên tự chọn cho mình một môn thể thao yêu thích để luyện tập đều đặn và lâu dài, nên tập ở mức độ trung bình hoặc cao thay vì tập nửa vời, quá nhẹ. Tập thể dục liên tục mỗi lần ít nhất 10 phút, cần tích lũy tập trong ngày sao cho đủ 30 phút. Cố gắng tập với cường độ cao hơn một chút so với sức của mình ở các môn như đi bộ nhanh, leo cầu thang...

- Hạn chế uống rượu, bia và thuốc lá là yêu cầu cơ bản nhất để đảm bảo sức khỏe.

- Duy trì tâm lý bình thường, khi gặp áp lực thì nên làm việc yêu thích của bản thân để nhanh chóng cân bằng tâm trạng. Tận dụng các khoảng thời gian rảnh để hoạt động giải trí, thư giãn.

* Nguyên tắc 2: Khám sức khỏe định kỳ, đánh giá sức khỏe bản thân theo các tiêu chí cụ thể:

Khuyến nghị mỗi người cần đi khám sức khỏe tối thiểu mỗi năm 1 lần. Càng sớm phát hiện bệnh, càng dễ điều trị, càng điều trị sớm, càng tăng hiệu quả và giảm chi phí. Nếu điều kiện kinh tế cho phép bạn nên tìm một bác sĩ tin cậy để theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình.

Trên đây là những thông tin mà Tổ yến Hà Nội tham khảo trên Health/People, hy vọng nó hữu ích với bạn. Nếu cần chia sẻ thêm thông tin chăm sóc sức khỏe hoặc tư vấn về sản phẩm Tổ yến vui lòng liên hệ hotline 09 3131 8383 – 024 2244 8383.